Chứng Sa Sút Trí Tuệ Tiền Đình Thái Dương (Frontotemporal Dementia, FTD)
Chứng sa sút trí tuệ tiền đình thái dương là gì?
Chứng sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (Frontotemporal Dementia, FTD), đôi khi còn được gọi là tình trạng thoái hóa thùy tiền đình, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng sa sút trí tuệ khởi phát sớm. FTD dùng để chỉ chung ba hội chứng lâm sàng phổ biến:
- biến thể hành vi của chứng sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (behavioral variant frontotemporal dementia, bvFTD)
- biến thể mất thông thạo ngôn ngữ của chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát (non-fluent variant primary progressive aphasia, nfvPPA) và
- chứng sa sút trí tuệ ngữ nghĩa (còn được gọi là biến thể ngữ nghĩa của chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát [semantic variant primary progressive aphasia, svPPA]).
Các vùng não bị ảnh hưởng bởi FTD—thùy thái dương trước và trán—kiểm soát lý trí, ra quyết định, động lực, niềm vui xã hội, kiểm soát hành vi, tính cách, cảm xúc, chuyển động, lời nói, ngôn ngữ và một số khía cạnh của trí nhớ.
FTD được đánh dấu bằng những thay đổi mạnh mẽ trong tính cách, hành vi và một số quá trình suy nghĩ. Những thay đổi về tính cách và hành vi xã hội xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh, bao gồm hành vi bị cấm đoán và bốc đồng, thờ ơ, thu mình với xã hội, hành vi lặp đi lặp lại/cưỡng chế và thay đổi chế độ ăn uống. Các triệu chứng này có thể khiến chẩn đoán nhầm là một vấn đề về tâm lý hoặc cảm xúc; ở người cao tuổi có thể bị nhầm là hiện tượng thu mình hoặc tính lập dị.
Giống như các loại sa sút trí tuệ khác, FTD thường phát triển chậm và dần trở nặng sau vài năm. Ở các giai đoạn cuối, người mắc có thể mất đáng kể các biểu hiện, khó khăn khi nói và trở nên bất động.
Chứng sa sút trí tuệ tiền đình thái dương phổ biển ở mức độ nào? Đối tượng nào sẽ mắc chứng bệnh này?
Khoảng 7 triệu người Mỹ có thể bị mắc chứng sa sút trí tuệ. FTD có thể chiếm 2 phần trăm đến 5 phần trăm hay 140.000–350.000 trường hợp sa sút trí tuệ và khoảng 25 phần trăm các trường hợp sa sút trí tuệ phát triển trước 65 tuổi.
FTD ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới tương đương nhau và thường khởi phát sau 40 tuổi và trước 65 tuổi. Khoảng 40 phần trăm những người được chẩn đoán mắc chứng FTD có tiền sử gia đình bao gồm ít nhất một người thân khác mắc chứng sa sút trí tuệ. Có một mối liên kết di truyền được thừa hưởng mạnh mẽ trong ít nhất 10 phần trăm những người được chẩn đoán mắc FTD.
Ngoài ra, một dạng sa sút trí tuệ ở những người mắc bệnh thần kinh vận động (bệnh xơ cứng teo cơ bên, thường được gọi là ALS hoặc “Bệnh Lou Gehrig”) có thể liên quan đến FTD.
Bạn bè hoặc thành viên gia đình của tôi có mắc bệnh này không?
Các triệu chứng ban đầu của FTD thường bao gồm những thay đổi về tính cách và hành vi. Tuy nhiên, các triệu chứng này khác nhau ở mỗi người, và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của những thay đổi trong não. Trong hầu hết các trường hợp, những thay đổi đối với thùy thái dương ảnh hưởng đến cảm xúc và ngôn ngữ, trong khi những thay đổi đối với thùy trán thường dẫn đến các triệu chứng hành vi và khó khăn trong chức năng điều hành.
Ngay từ sớm, các triệu chứng có thể bị bạn bè và gia đình bỏ sót hoặc hiểu lầm. Người quý vị quan tâm có thể làm ra những việc và hành động theo những cách khác thường. Điều quan trọng cần nhớ là người mắc FTD không kiểm soát được những thay đổi này trong hành vi. Họ có thể không thể nhận ra căn bệnh của mình và những hạn chế mà nó mang lại (được gọi là chứng vô tính).
Các triệu chứng của FTD có thể bao gồm như sau:
Các Triệu Chứng Cảm Xúc
- Thờ ơ. Thiếu chủ động và khó bắt đầu các dự án, nhiệm vụ hoặc hoạt động; thiếu hứng thú; hoặc thiếu quan tâm. Họ có thể bỏ qua các trách nhiệm trong gia đình, trách nhiệm tài chính và nghề nghiệp.
- Thay đổi tâm trạng. Biểu hiện cảm xúc của người đó có thể hời hợt (ví dụ: nét mặt tẻ nhạt hoặc thiếu phản ứng cảm xúc), cường điệu hoặc không phù hợp (ví dụ: hát, nhảy, vỗ tay hoặc đọc các cụm từ lặp đi lặp lại).
- Những thay đổi xã hội-giữa các cá nhân. Người mắc FTD có thể gặp khó khăn khi thể hiện sự cảm thông hoặc đồng cảm. Họ có thể gặp khó khăn khi đọc các biểu hiện trên khuôn mặt và các dấu hiệu xã hội. Họ có thể giảm phản ứng đối với nhu cầu và cảm xúc của người khác và giảm quan tâm xã hội, mối tương quan hoặc sự nhiệt tình cá nhân.
Các Triệu Chứng Hành Vi
- Sự ức chế. Hành vi không phù hợp về mặt xã hội, chẳng hạn như cười lớn trong nhà thờ hoặc thể hiện hành vi mà người khác sẽ không hiểu hoặc không đánh giá cao, chẳng hạn như hát hoặc ngâm nga giữa cuộc họp làm việc. Các loại ức chế hành vi khác bao gồm mất tác phong và hành động bốc đồng, hấp tấp hoặc bất cẩn. Người mắc chứng bệnh này thường không coi những hành động này là hành vi sai trái của cá nhân hoặc ngoài xã hội.
- Những thách thức về chức năng điều hành. Gặp khó khăn với việc lập kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên, ra quyết định và làm nhiều việc. Họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc giám sát bản thân, điều chỉnh hoặc sửa chữa hành vi của mình. Có thể có suy nghĩ cứng nhắc, không linh hoạt và suy giảm khả năng phán đoán.
- Chứng lặp đi lặp lại. Lặp lại cùng một từ hoặc cụm từ hoặc thực hiện lặp đi lặp lại cùng một hoạt động.
- Chứng cưỡng chế. Những hành vi lặp đi lặp lại, mang tính nghi lễ đôi khi có thể trở thành những thói quen phức tạp. Ví dụ như người mắc FTD có thể có nghi thức chải chuốt và ăn mặc, đồng thời bỏ bê việc vệ sinh đúng cách.
- Đụng chạm mọi thứ bằng miệng và thay đổi chế độ ăn uống. Người mắc chứng bệnh này có thể ăn uống vô độ, đôi khi lấy thức ăn từ món ăn của người khác và tăng mức tiêu thụ rượu hoặc thuốc lá. Họ có thể thay đổi sở thích ăn uống, chẳng hạn như tăng lượng đồ ngọt và đồ ăn vặt. Họ cũng có thể ăn những thứ không ăn được.
- Hành vi sử dụng. Nắm các đồ vật trong tầm với và bắt đầu hành vi/hành động thích hợp liên quan đến đồ vật đó vào thời điểm không thích hợp. Ví dụ như khi đang tiến hành một cuộc họp văn phòng, người mắc chứng bệnh này có thể thấy một bộ cắt băng keo ở gần đó và bắt đầu rút các dải băng keo ra ngay cả khi không cần sử dụng.
Các Triệu Chứng Ngôn Ngữ
- Mất ngôn ngữ. Người mắc chứng này vẫn có khả năng nói, nhưng không thể hiểu hoặc sử dụng các từ một cách chính xác, diễn đạt trôi chảy hoặc sử dụng đúng ngữ pháp. Một người mắc chứng mất ngôn ngữ có thể không hiểu những gì quý vị nói với họ. Khi nói, họ có thể lặp lại các từ hoặc thay thế các từ hoặc âm tiết. Lời nói của họ có thể không hoàn toàn có ý nghĩa.
- Loạn cận ngôn. Yếu hoặc khó kiểm soát các cơ dùng để nói. Chứng loạn cận ngôn gây ra tình trạng nói ngọng hoặc chậm, nói khó hiểu.
Các Triệu Chứng Vận Động
- Cứng khớp. Không có khả năng thả lỏng các cơ như bình thường.
- Rối loạn trương lực. Các cơn co thắt cơ không chủ ý khiến các chi hoặc bộ phận cơ thể khác chuyển động lặp đi lặp lại từ từ hoặc ở tư thế bất thường.
- Rối loạn dáng đi. Gặp khó khăn khi đi bộ, bao gồm cả “kéo lê chân” và té ngã.
- Run tay chân. Run, thường thấy nhất ở tay, nhưng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác trên cơ thể.
- Giật rung cơ. Việc một cơ hoặc một nhóm cơ bị giật nhanh, cơ thể không tự chủ.
- Vụng về. Làm rơi đồ hoặc gặp khó khăn khi cầm và thao tác với các đồ vật nhỏ hơn như cúc áo, hoa tai, móc cài đồ trang sức hoặc vít kính.
- Mất điều khiển động tác. Không có khả năng thực hiện một động tác quen thuộc theo lệnh, mặc dù đã hiểu lệnh, sẵn sàng thực hiện động tác và có khả năng di chuyển; nói cách khác, người mắc chứng này không thể thực hiện chuyển động một cách đơn giản. Mất điều khiển động tác có thể gây ra tình trạng không thể thực hiện các hoạt động thông thường, chẳng hạn cơ bản như sử dụng dụng cụ ăn uống hoặc đánh răng.
- Suy nhược thần kinh cơ. Yếu cơ nghiêm trọng, chuột rút và đu đưa/co giật.
Bệnh nhân FTD thường có hai biểu hiện hành vi dường như trái ngược nhau trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của bệnh. Một số người tỏ ra bồn chồn và thiếu ức chế. Những người khác có thể tỏ ra vô cảm và thờ ơ. Những khác biệt này mất dần trong giai đoạn cuối của bệnh.
Khi tình trạng bệnh tiến triển, các ảnh hưởng cũng vậy. Các triệu chứng FTD giai đoạn muộn bao gồm:
- Giảm dần khả năng nói, đỉnh điểm là câm.
- Không có khả năng phản ứng với các mệnh lệnh bằng lời nói yêu cầu phản hồi bằng cách vận động.
- Các khuynh hướng và hành vi đụng chạm mọi thứ bằng miệng.
- Khó nuốt có thể gây ho, sặc hoặc nuốt.
- Ngã hoặc bất động do cứng khớp hoặc mất khả năng vận động (mất khả năng vận động cơ).
Sự khác biệt giữa FTD và các loại sa sút trí tuệ khác là gì?
FTD khác với bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác ở một số điểm:
- Hầu hết những người mắc FTD được chẩn đoán trong độ tuổi từ 40 đến 65. Bệnh Alzheimer thường xảy ra ở những người trên 65 tuổi và phổ biến hơn khi tuổi tác ngày càng cao. Có bệnh Alzheimer khởi phát sớm, nhưng cứ 20 người mắc bệnh Alzheimer thì chỉ có 1 người dưới 65 tuổi.
- Mất trí nhớ là một triệu chứng ban đầu nổi bật của bệnh Alzheimer. Mất trí nhớ thường không xuất hiện ở người mắc FTD giai đoạn sớm, nhưng bệnh nhân mắc FTD tiến triển có thể bị mất trí nhớ.
- Thay đổi hành vi là một triệu chứng ban đầu nổi bật của FTD. Thay đổi hành vi thường không phải là triệu chứng ban đầu chính của bệnh Alzheimer, nhưng chúng có thể xảy ra cùng với sự tiến triển của bệnh, trở nên phổ biến hơn ở giai đoạn muộn.
- Ngay cả trong giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân FTD vẫn giữ được định hướng thị giác-không gian, họ định vị và điều hướng môi trường xung quanh một cách chính xác. Các vấn đề về định hướng không gian thường gặp hơn ở người bệnh Alzheimer.
- Mặc dù những người mắc bệnh Alzheimer có thể gặp khó khăn khi nhớ từ hoặc tên, nhưng họ thường ít gặp khó khăn hơn những người mắc FTD đối với khả năng tạo ra lời nói dễ hiểu, hiểu lời nói của người khác hoặc khả năng đọc.
- Tuổi thọ của người mắc Alzheimer dài hơn so với những người mắc FTD.
FTD được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán FTD dựa trên đánh giá của bác sĩ quen thuộc với FTD và các chứng sa sút trí tuệ khác. Đánh giá chẩn đoán thường bao gồm đánh giá chi tiết các triệu chứng, kiểm tra thần kinh, kiểm tra nhận thức (còn được gọi là kiểm tra tâm thần kinh), xét nghiệm máu, và chụp hoặc quét tạo hình não.
Chụp cắt lớp vi tính (computed tomography, CT) và chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging, MRI) cho thấy chứng teo ở vùng trán và thái dương của não. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (positron emission tomography, PET) và chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (single-photon emission tomography, SPECT) có thể cho thấy chứng rối loạn chức năng của thùy trán, chẳng hạn như giảm chuyển hóa hoặc lưu lượng máu.
Xét nghiệm máu thường được thực hiện để đánh giá các tình trạng thông thường, có thể điều trị được (ví dụ: thiếu hụt dinh dưỡng, thay đổi chức năng tuyến giáp, nhiễm trùng mãn tính) có thể gây ra các triệu chứng tương tự như FTD.
Chọc dò thắt lưng và xét nghiệm dịch tủy sống đôi khi được khuyến nghị để loại trừ khả năng bệnh Alzheimer, đôi khi có thể gây ra các triệu chứng tương tự như FTD.
Kiểm tra tâm lý học thần kinh giúp đo lường hiệu suất trong các khu vực khác nhau của chức năng nhận thức (trí nhớ, học tập, ngôn ngữ, khả năng thị giác-không gian, chức năng điều hành và hành vi), có thể hữu ích cho việc chẩn đoán và đo lường mức độ nghiêm trọng của bệnh. Kiểm tra tâm lý học thần kinh của một người mắc FTD có thể cho thấy:
- Giảm nỗ lực và quan tâm về tinh thần. Một số người phản ứng một cách bốc đồng với các mục kiểm tra hoặc nhanh chóng từ bỏ việc tham gia vào các cuộc kiểm tra. Những người khác có thể chậm chạp, trì trệ và kiên trì.
- Cuộc trò chuyện bị dừng. Câu trả lời bằng lời nói có thể ngắn và thiếu chi tiết. Một số người đưa ra các nhận xét máy móc, lặp đi lặp lại, nhại lại các từ do người khác nói hoặc lặp lại các câu trả lời.
- Những bệnh nhân thờ ơ có thể nói với một giọng yếu hoặc tẻ nhạt. Các kiểu nói có thể tạm dừng hoặc khó xử.
- Những bệnh nhân tăng hoạt có thể nói những lời nói không bị cấm đoán và chưa kiểm duyệt. Nếu quý vị nói chuyện với họ, họ có thể đưa ra phản hồi không thích hợp (hoặc hoàn toàn không phản hồi gì). Không phải là họ không hiểu – họ không chú ý.
- Một số người có những thay đổi về khả năng nói của họ, chẳng hạn như nói lắp bắp hoặc khó thực hiện các chuyển động chính xác khi nói.
- Một số người mất khả năng xử lý ngữ pháp hoặc ý nghĩa của từ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và hiểu.
- Các kỹ năng thị giác-không gian vẫn bình thường, ngoại trừ những kỹ năng bị tổn hại do thay đổi hành vi.
- Trí nhớ thường bình thường nhưng có thể thay đổi trong giai đoạn sau của bệnh. Khó khăn về sự chú ý, sự tập trung và nỗ lực trí óc, thường xảy ra ở FTD, đôi khi có thể giống với những khó khăn về trí nhớ ngắn hạn.
- Chức năng điều hành (khả năng chú ý, tập trung, nói lưu loát và thiết kế, lập kế hoạch, phán đoán, giải quyết vấn đề, ức chế phản ứng) và tư duy trừu tượng bị suy giảm.
Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các cách để chẩn đoán các rối loạn tiền đình thái dương sớm hơn và chính xác hơn. Họ đang phát triển các dấu ấn sinh học (xét nghiệm máu mới, xét nghiệm dịch tủy sống và tạo hình não tiên tiến) để cải thiện chẩn đoán, đo tỷ lệ tiến triển của bệnh và đo hiệu quả điều trị. Các nhà nghiên cứu cũng đang mở rộng kiểm tra tâm lý học thần kinh để cải thiện việc đánh giá những thay đổi về nhận thức và hành vi ở những người mắc FTD.
Tiên lượng là gì?
Thời gian kéo dài của FTD khác nhau, với một số bệnh nhân giảm nhanh chóng trong vòng hai đến ba năm và những bệnh nhân khác cho thấy những thay đổi tiến triển chậm trong hơn một thập kỷ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc FTD sống với căn bệnh này trung bình 8 năm, trong phạm vi từ 2 đến 17 năm.
FTD được điều trị như thế nào?
Hiện chưa có loại thuốc nào được biết để điều trị, ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của FTD. Thuốc tăng serotonin có thể làm giảm bớt một số hành vi.
Các chiến lược quản lý hành vi không dùng thuốc, chẳng hạn như chuyển hướng hoặc phân tâm, cũng có thể được sử dụng để hướng hành vi theo hướng tích cực. Hỏi bác sĩ về các liệu pháp – thuốc, vật lý, nghề nghiệp, giọng nói/ngôn ngữ, nuốt hoặc thay thế/bổ sung – được khuyến cáo để giúp người thân của quý vị đang chăm sóc.
Các nhà nghiên cứu đang tích cực tìm kiếm các phương pháp điều trị mới và chạy các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp điều trị này. Nếu quý vị quan tâm đến việc tham gia thử nghiệm lâm sàng, vui lòng thảo luận điều này với bác sĩ. Họ có thể kết nối quý vị với các thông tin liên quan để tìm hiểu thêm về việc tham gia thử nghiệm và giúp quý vị quyết định xem việc tham gia thử nghiệm có phù hợp với người mà quý vị đang chăm sóc hay không.
Những người chăm sóc cần chú ý điều gì?
Với tư cách là người chăm sóc, điều quan trọng là quý vị phải có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trước những yêu cầu chăm sóc liên tục. Tự chăm sóc bản thân là yếu tố cần thiết cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chính quý vị, đồng thời hỗ trợ khả năng chăm sóc bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị khi họ cần.
- Bắt đầu với những điều cơ bản: Uống đủ nước, lựa chọn ăn uống lành mạnh, ưu tiên ngủ đủ giấc và đảm bảo quý vị đi khám sàng lọc và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Lên kế hoạch nghỉ ngơi và thời gian thư giãn khi quý vị chăm sóc người khác. Chăm sóc thay thế (chăm sóc bạn bè hoặc thành viên gia đình trong thời gian quý vị đi vắng) có thể được sắp xếp với sự giúp đỡ của bạn bè hoặc thành viên gia đình – quý vị có thể muốn cân nhắc đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế tại nhà.
- Yêu cầu giúp đỡ. Một số tổ chức thậm chí còn có các chương trình hỗ trợ chăm sóc thay thế để đảm bảo người chăm sóc chính có thời gian nghỉ ngơi. Hiệp Hội Thoái Hóa Tiền Đình Thái Dương (Association for Frontotemporal Degeneration, AFTD) cung cấp một số loại chương trình trợ cấp – một trong số đó giúp trang trải chi phí chăm sóc thay thế ngắn hạn cho những người chăm sóc toàn thời gian, không được trả lương. (https://www.theaftd.org/living-with-ftd/resources/comstock-grants/ )HFC có chương trình trợ cấp chăm sóc để trang trải chi phí chăm sóc thay thế tại nhà, chuyên nghiệp ngắn hạn (https://www.helpforalzheimersfamilies.com/get-help/hilarity-for-charity/ ).
- Để biết thêm thông tin, xem Tờ Thông Tin của Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (Family Caregiver Alliance), Chăm Sóc BẢN THÂN: Tự Chăm Sóc cho Người Chăm Sóc Gia Đình (https://www.caregiver.org/resource/taking-care-you-self-care-family-caregivers/).
Điều này là quá sức. Có các nguồn trợ giúp không? Chúng ta bắt đầu từ đâu?
Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình
Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia (National Center on Caregiving)
(415) 434-3388 | (800) 445-8106
Trang web: www.caregiver.org
Tài nguyên: www.caregiver.org/vietnamese
Email: info@caregiver.org
FCA CareNav: https://fca.cacrc.org/login
Family Caregiver Services by State: https://www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/
Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA) mong muốn nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua giáo dục, dịch vụ, nghiên cứu và vận động ủng hộ. Thông qua Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia, FCA cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, chính sách công và những vấn đề về chăm sóc hiện tại, đồng thời hỗ trợ phát triển các chương trình công và tư dành cho người chăm sóc. Đối với những cư dân ở Khu Vực Vịnh San Francisco mở rộng, FCA cung cấp các dịch vụ hỗ trợ gia đình trực tiếp cho những người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, đột quỵ, Hội Chứng Xơ Cứng Teo Cơ Một Bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis, ASL), chấn thương đầu, Parkinson và mắc các chứng rối loạn não suy nhược khác gây tổn thương cho người trưởng thành.
Các Tổ Chức và Liên Kết Khác
Hiệp Hội Thoái Hóa Tiền Đình Thái Dương
Tổng Quan về Bệnh FTD
https://www.theaftd.org/what-is-ftd/disease-overview/
Các Câu Hỏi Thường Gặp về FTD
https://www.theaftd.org/what-is-ftd/faqs/
Bảng Chú Giải Thuật Ngữ FTD
https://www.theaftd.org/what-is-ftd/glossary-of-ftd-terms/
FTD và Thử Nghiệm Lâm Sàng
https://www.theaftd.org/research-clinical-trials/ways-to-participate/clinical-trials/
Hiệp Hội Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s Association)
https://www.alz.org/alzheimers-dementia/what-is-dementia/types-of-dementia/frontotemporal-dementia
Công Cụ Tìm Kiếm Cơ Sở Chăm Sóc Người Cao Niên Quốc Gia (National Eldercare Locator)
https://www.eldercare.acl.gov
Mạng Lưới Hành Động của Người Chăm Sóc (Caregiver Action Network)
https://www.caregiveraction.org/
Viện Người Cao Niên Quốc Gia: Sách Thử Nghiệm Lâm Sàng và Người Cao Tuổi (Clinical Trials and Older Adults)
https://order.nia.nih.gov/publication/clinical-trials-and-older-adults-easy-to-read-booklet
Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (Family Caregiver Alliance) đã sắp xếp thông tin trong tờ thông tin này và David Solemani-Meigooni, MD, của Trung Tâm Trí Nhớ và Lão Hóa, Đại Học California San Francisco (UCSF Memory and Aging Center) đã cung cấp một đánh giá y tế. Các nguồn cho thông tin này đến từ Hiệp Hội Thoái Hóa Tiền Đình Thái Dương www.theaftd.org), Hiệp Hội Bệnh Alzheimer (www.alz.org), Viện Quốc Gia về Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke) và Giáo Dục Người Chăm Sóc và Bệnh Nhân (Patient and Caregiver Education) . Được Trish Doherty (http://trishdoherty.net) chỉnh sửa để dễ đọc và tăng trải nghiệm người dùng. Sửa đổi tháng 6 năm 2022. © Family Caregiver Alliance. Bảo lưu mọi quyền.