Nếu Có Chuyện Gì Xảy Ra Với Tôi Thì Sao? (What if Something Happens to Me–Vietnamese)
Bài viết của Donna Schempp, nhân viên xã hội lâm sàng được cấp phép (Licensed Clinical Social Worker, LCSW)
Susan chăm sóc chồng bà, Ông Eric, mắc bệnh Alzheimer. Bà bị vấp ngã ở nhà và gãy tay phải. Bà gọi cho con gái là người chăm sóc cho ông Eric đêm đó. Nhưng con gái bà phải đi làm vào ngày hôm sau. Susan bị gãy tay nên không thể làm những công việc chăm sóc cơ bản cho ông Eric, như mặc quần áo, tắm rửa hoặc nấu ăn.
Norma rất cẩn thận về Covid, đã tiêm phòng đầy đủ và đeo khẩu trang bất cứ khi nào bà không ở nhà. Bà ấy chăm sóc cho chồng mình là Charles, đã bị đột quỵ vài lần, không tự chủ được và cần được hỗ trợ di chuyển đi lại. Gần đây, bà lo lắng về việc họ sẽ làm gì nếu bà bị ốm hoặc bị mất khả năng theo một cách nào đó. Họ không có con và không có gia đình trong vùng. Hàng xóm và bạn bè rất hay giúp đỡ nhưng họ không thể chăm sóc Charles trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu…thì sao?
Là người chăm sóc, việc quý vị đôi khi suy nghĩ về những tình huống có thể xẩy hay những diễn biến bất ngờ có thể làm đảo lộn công việc và thói quen của quý vị là điều có thể hiểu được. Và khi quý vị gặp những tình huống đó, chúng thậm chí có thể khiến quý vị lo lắng và bối rối nhiều hơn. Quý vị tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với công việc chăm sóc, nếu quý vị chẳng may bị nhiễm Covid, hoặc quý vị bị té ngã, hay quý vị bị tai nạn xe hơi – tất cả đều là những mối lo ngại thường xuất hiện trong tâm trí quý vị. Nếu không cẩn thận, quý vị có thể dễ dàng rơi vào vòng lo lắng bối rối – một loạt câu hỏi tự đặt ra càng làm cho quý vị bối rối, “chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?”
Kiểm soát các mối lo ngại của quý vị
Quý vị nên làm gì khi cảm thấy đầu óc mình bắt đầu căng thẳng vì lo lắng? Hãy thử cách phản ứng ba bước này:
Bước 1: Tạm dừng. Nhận biết khi nào quý vị cảm thấy lo lắng.
Bước 2: Thở từ từ. Hoặc thử một bài tập tinh thần – gọi tên các đồ vật trong phòng quý vị đang ở hoặc đếm ngược từ thí dụ 100 trừ 7 là 93 và đếm tiếp xuống. Mục đích của hoạt động này là đưa quý vị đến một mức độ bình tĩnh hợp lý và hữu ích để quý vị có thể chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Lập kế hoạch.
Sự thật là nhiều tình huống có thể ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị. Việc đó hết sức bình thường. Điều quan trọng là chuyển từ cảm giác lo lắng sang trạng thái mà quý vị có thể hành động – làm việc gì đó để giúp cải thiện trạng thái bình tĩnh có thể. Chủ động xem xét các tình huống có thể xảy ra có nghĩa là quý vị có thể lập các kế hoạch dự phòng và khẩn cấp một cách thấu đáo và hiệu quả.
Trước hết; Xác định người chăm sóc dự phòng/ thay thế của quý vị
Câu hỏi quan trọng nhất của quý vị là ai sẽ dự phòng làm công việc thay cho quý vị nếu quý vị không thể chăm sóc cho bạn bè hoặc thành viên gia đình của mình.
Cho dù nhu cầu của quý vị có thể là trong ngắn hạn hay dài hạn, hãy bắt đầu chuẩn bị người có thể có sẵn và sẵn sàng giúp đỡ: Một đứa trẻ đã lớn, một thành viên trong gia đình hay họ hàng, một người hàng xóm, một người bạn tốt? Hãy suy nghĩ về mạng lưới của quý vị và ai sẽ là người có nhiều khả năng nhất và giúp quý vị nếu cần. Nói chuyện với họ về những việc quý vị có thể cần và việc họ sẵn sàng tham gia và giúp một tay. Đôi khi, người này có thể là người giúp việc chăm sóc chuyên nghiệp được thuê từ một đại lý hoặc dịch vụ.
Lập kế hoạch cho tất cả tình huống giả định bắt đầu bằng việc tìm người thích hợp để hỗ trợ quý vị. Quý vị có thể tìm nhiều người hoặc kết hợp bạn bè, gia đình và những người chăm sóc chuyên nghiệp: đây là cách làm việc thực tế và hiệu quả hơn là việc chỉ dựa vào một cá nhân.
Tạo một nguồn lực để hỗ trợ cho việc dự phòng của quý vị
Tiếp theo, quý vị sẽ lập bản hướng dẫn cách thực hiện trong trường hợp khẩn cấp cho bất kỳ làm thay quý vị. Ngay cả khi có ít rủi ro cần tới người dự phòng, quý vị cũng nên có tất cả thông tin liên quan về việc chăm sóc và để ở một nơi mọi người dễ thấy. Nên sử dụng một bìa kẹp tài liệu có màu sắc rực rỡ dễ nhận biết.
Bìa kẹp đó cần bao gồm những thông tin sau đây:
- Một danh sách người liên lạc chính
- Thông tin liên hệ của bác sĩ và bác sĩ lâm sàng
- Thông tin liên hệ của thành viên gia đình
- Thông tin liên hệ của Dịch Vụ Y Tế Khẩn Cấp (bao gồm 911)
- Tình trạng sức khỏe hiện tại hoặc mãn tính, ví dụ:
- Bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, mất khả năng sử dụng chân/tay, trầm cảm, lo lắng hoặc Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder, PTSD
- Thông tin về thuốc
- Các tên thuốc. Nếu được kê đơn, ghi vào số Rx và bác sĩ kê đơn
- Liều dùng
- Hướng dẫn về liều dùng
- Tần suất dùng
- Thời điểm dùng
- Hướng dẫn đặc biệt (ví dụ: dùng khi ăn)
- Tương tác hoặc chống chỉ định đối với thuốc
- Các tác dụng phụ cần theo dõi, khi nào cần liên hệ với bác sĩ
- Tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà thuốc kê đơn
- Lịch trình của một ngày bình thường (sáng đến tối, từng giờ), bao gồm:
- Lịch ngủ: thời gian/khoảng thời gian thức dậy, ngủ trưa và đi ngủ
- Các hoạt động trong phòng tắm, chăm sóc cá nhân, chải chuốt và mặc quần áo
- Thời gian ăn chính và ăn nhẹ (có ghi chú về dị ứng thực phẩm, thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm họ đặc biệt thích hoặc không thích)
- Các cuộc hẹn, các chuyến đi chơi hoặc các hoạt động đã có từ lâu vào những ngày cụ thể trong tuần và các thời điểm trong ngày, ví dụ:
- Chương trình ti vi yêu thích,
- Các hoạt động hoặc chương trình theo lịch trình tại VA( Bệnh viện cho cựu quân nhân) địa phương hoặc trung tâm người cao niên
- Các chuyến tới thăm thường xuyên từ gia đình hoặc bạn bè
- Danh sách gồm những thứ hoặc hoạt động yêu thích của bạn bè hoặc thành viên gia đình quý vị – những thứ mà quý vị luôn dùng tới để thu hút, xoa dịu hoặc đánh lạc hướng họ. Có thể bao gồm:
- Âm nhạc hoặc một loại nhạc mà họ yêu thích (ghi lại cách tìm/phát nhạc này ở nhà)
- Trò ghép hình, chơi bài, trò đố, sudoku
- Podcast hoặc video yêu thích
- Tác phẩm yêu thích (ghi lại nơi tìm kính lúp, nếu cần)
- Sở thích hoặc trò tiêu khiển mà họ có chuyên môn hoặc niềm đam mê – ví dụ: phác họa, vẽ tranh, chụp ảnh. Ngay cả khi họ không còn tham gia hoạt động này nữa, thì đây cũng có thể là những chủ đề trò chuyện thú vị.
- Thông tin liên hệ của bác sĩ và bác sĩ lâm sàng
- Thông tin liên hệ của thành viên gia đình
- Thông tin liên hệ của Dịch Vụ Y Tế Khẩn Cấp (bao gồm 911)
- Bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, mất khả năng sử dụng chân/tay, trầm cảm, lo lắng hoặc Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder, PTSD
- Các tên thuốc. Nếu được kê đơn, ghi vào số Rx và bác sĩ kê đơn
- Liều dùng
- Hướng dẫn về liều dùng
- Tần suất dùng
- Thời điểm dùng
- Hướng dẫn đặc biệt (ví dụ: dùng khi ăn)
- Tương tác hoặc chống chỉ định đối với thuốc
- Các tác dụng phụ cần theo dõi, khi nào cần liên hệ với bác sĩ
- Tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà thuốc kê đơn
- Tần suất dùng
- Thời điểm dùng
- Hướng dẫn đặc biệt (ví dụ: dùng khi ăn)
- Tương tác hoặc chống chỉ định đối với thuốc
- Lịch ngủ: thời gian/khoảng thời gian thức dậy, ngủ trưa và đi ngủ
- Các hoạt động trong phòng tắm, chăm sóc cá nhân, chải chuốt và mặc quần áo
- Thời gian ăn chính và ăn nhẹ (có ghi chú về dị ứng thực phẩm, thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm họ đặc biệt thích hoặc không thích)
- Chương trình ti vi yêu thích,
- Các hoạt động hoặc chương trình theo lịch trình tại VA( Bệnh viện cho cựu quân nhân) địa phương hoặc trung tâm người cao niên
- Các chuyến tới thăm thường xuyên từ gia đình hoặc bạn bè
- Âm nhạc hoặc một loại nhạc mà họ yêu thích (ghi lại cách tìm/phát nhạc này ở nhà)
- Trò ghép hình, chơi bài, trò đố, sudoku
- Podcast hoặc video yêu thích
- Tác phẩm yêu thích (ghi lại nơi tìm kính lúp, nếu cần)
- Sở thích hoặc trò tiêu khiển mà họ có chuyên môn hoặc niềm đam mê – ví dụ: phác họa, vẽ tranh, chụp ảnh. Ngay cả khi họ không còn tham gia hoạt động này nữa, thì đây cũng có thể là những chủ đề trò chuyện thú vị.
Một danh sách việc cần làm quan trọng
Tất cả những việc cần làm là chuẩn bị. Các bước quý vị thực hiện bây giờ – từ nghiên cứu trực tuyến, qua điện thoại và gặp trực tiếp đến đặt lịch sắp xếp dự phòng – sẽ trợ giúp mọi nếu sau này quý vị cần người giúp việc chăm sóc thay thế/tạm thời.
- Liên hệ với các đại lý dịch vụ chăm sóc tại nhà và xem quy trình thuê dịch vụ chăm sóc tại nhà của họ. Tìm hiểu xem họ có sẵn người phục vụ trong trường hợp khẩn cấp không hay quý vị phải đăng ký trước với họ. Nếu có thể, hãy thử sử dụng dịch vụ – thử sử dụng dịch vụ của họ một vài lần (có thể là chăm sóc ngắn trong thời gian quý vị nghỉ).
- Nếu bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị đủ điều kiện nhận Medicaid, đăng ký ngay bây giờ. Việc này có thể đem tới nguồn thanh toán nếu họ cần được đưa vào cơ sở chăm sóc dài hạn.
- Liên hệ với Area Agency on Aging (Cơ Quan Khu Vực về Người Cao Niên) của quý vị (http://eldercare.acl.gov) để xem họ có những phương thức nào cho việc chăm sóc khẩn cấp. Nói với họ rằng quý vị là người chăm sóc và đang chuẩn bị cho điều bất ngờ. Hỏi xem họ có khuyên quý vị nên liên hệ với Dịch Vụ Bảo Vệ Người Lớn khi không có người chăm sóc chính không, để cho họ biết rằng bạn bè hoặc người thân của quý vị đang ở một mình và cần được giúp đỡ. Dịch Vụ Bảo Vệ Người Lớn (Adult Protective Services, APS) có thể xem xét trường hợp và xem liệu có phương cách nào có thể trợ giúp cho dịch vụ chăm sóc người than của quý vị.
- Cho người đáng tin cậy biết có người cao tuổi hay khuyết tật trong nhà của quý vị. Liên hệ với hàng xóm, chủ nhà hoặc sở cứu hỏa địa phương và giới thiệu quý vị là người chăm sóc cho bạn bè hoặc thành viên gia đình quý vị. Nhờ họ ghé thăm trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai.
- Điều quan trọng là quý vị đưa chìa khóa phòng hờ cho ai đó đáng tin cậy để họ có thể vào được nhà trong tình huống như vậy. Ngoài việc đưa chìa khóa dự phòng cho người cho ai đó, quý vị có thể để chìa khóa một nơi kín đáo ở bên ngoài, mà hàng xóm hoặc những người khác biết.
- Cân nhắc thuê một người quản lý chăm sóc cao tuổi là người sẽ làm việc với quý vị liên tục để đảm bảo mọi việc được thực hiện. Quý vị có thể tìm người quản lý chăm sóc qua National Association for Aging Life Care Managers (www.aginglifecare.org).
- Chắc chắn là người thân hoặc thành viên gia đình của quý vị biết khi nào cần và cách gọi 911 (nếu họ bị mất trí nhớ, không áp dụng điều này). Hoặc lập trình trước một nút quay số nhanh để ứng phó với trường hợp khẩn cấp và đảm bảo họ biết cách sử dụng nút đó nếu cần.
- Nhận vòng tay ID Cảnh Báo Y Tế cho chính quý vị để các chuyên gia ứng phó với trường hợp khẩn cấp, khi chăm sóc quý vị, sẽ biết là có một người khuyết tật ở nhà và có thể kiểm tra họ. Quý vị có thể nhận được một chiếc vòng tay ghi “I am a caregiver” (Tôi là người chăm sóc) và cho phép quý vị ghi thông tin liên hệ ở mặt sau. (Nhận vòng qua Alzheimer’s Association [Hiệp Hội Alzheimer], www.alz.org, ID Band, www.theidbandco.com hoặc Medic Alert, www.medicalert.org/bracelets).
- Có giấy tờ pháp lý để ngăn nắp, dễ tìm – của riêng quý vị cũng như của bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị. Quý vị có thể cần ghi lại vị trí của những giấy tờ quan trọng này trong bìa kẹp giấy tờ khẩn cấp của mình, thêm một ghi chú gắn trên tủ lạnh cho nhân viên Dịch vụ y tế khẩn cấp (Emergency medical services, EMS) biết quyền tiếp cận giấy tờ pháp lý được giải thích trong bìa kẹp.
Những việc cần làm đặc biệt đối với sự trợ giúp của đại lý và các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt
- Trước khi cần tới, hãy nghiên cứu các đại lý dịch vụ chăm sóc tại nhà trong khu vực của quý vị và đăng ký với họ. Bằng cách đó, khi/nếu quý vị cần ai đó đến nhà trợ giúp, quý vị có thể gọi và bắt đầu cho tiến hành dịch vụ mà không cần hoàn tất quy trình tiếp nhận trước khi dịch vụ bắt đầu.
Ngược lại, quý vị có thể liên hệ với bạn bè để biết những người chăm sóc riêng mà quý vị có thể gọi tới. Thông thường những người chăm sóc riêng sẽ dán thông báo tại trung tâm người cao niên địa phương và quý vị có thể phỏng vấn và kiểm tra họ trước. Xem các liên kết tới các nguồn lực của Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (Family Caregiver Alliance, FCA) để được trợ giúp về quá trình tuyển người giúp việc.
- Tương tự như vậy đối với các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt. Nếu quý vị bị gãy xương hông hoặc cần thay khớp gối, quý vị có thể không làm được công việc chăm sóc trong vài tuần. Trong trường hợp này, quý vị nên lựa chọn một phòng nghỉ ngơi trong cộng đồng hưu trí gần đó hoặc Cơ Sở Chăm Sóc Nội Trú. Nghiên cứu từ trước và biết có sẵn điều gì và cần có điều gì giúp quý vị giảm bớt gánh nặng khi lựa chọn trong khi xử lý nhiều quyết định khác.
Cần lưu ý rằng hầu hết các cơ sở sinh sống đều cần có xét nghiệm lao (TB) mới nhất để người nào đó được chuyển vào. Quý vị có thể nói chuyện với bác sĩ của bạn bè hoặc thành viên gia đình quý vị để chắc chắn thực hiện xét nghiệm này sáu tháng một lần nhằm đảm bảo có bằng chứng hiện tại về xét nghiệm và kết quả trong hồ sơ.
Khám phá các nguồn lực/ thông tin cộng đồng
Nếu quý vị không thể chăm sóc cho bạn bè hoặc thành viên gia đình, quý vị nên biết những nguồn lực nào có sẵn trong cộng đồng của mình.
Meals on Wheels sẽ cung cấp bữa ăn cho quý vị và bạn bè hoặc thành viên gia đình quý vị và trong trường hợp khẩn cấp, họ thường đưa tên quý vị lên đầu danh sách. Điều này có thể giúp ích vì đôi khi có thể có một danh sách chờ. Meals on Wheels tính phí khách hàng theo lợi tức.
- Paratransit có thể giúp đưa quý vị và bạn bè hoặc thành viên gia đình quý vị đến các cuộc hẹn với bác sĩ và đi làm những việc cần thiết. Cơ Quan Khu Vực về Người Cao Niên tại địa phương quý vị (http://eldercare.acl.gov hoặc ở một số khu vực, quý vị có thể liên hệ với họ bằng cách gọi 211) có dịch vụ thông tin và giới thiệu mà quý vị có thể gọi để tìm hiểu những nguồn lực nào có sẵn trong cộng đồng của quý vị và cách tiếp cận những nguồn lực đó.
Thường xuyên ghé vào thăm
Khi ai đó sống tách biệt, cao tuổi hoặc không khỏe/đang hồi phục, quý vị nên thường xuyên ghé thăm để xác nhận họ an toàn.
- Một số tổ chức gọi điện thoại hàng ngày cho người sống tách biệt để đảm bảo họ ổn. Liên hệ với Cơ Quan Khu Vực về Người Cao Niên tại địa phương quý vị để biết các nguồn lực trong cộng đồng của quý vị.
- Hoặc lập kế hoạch với hàng xóm/bạn bè/thành viên gia đình để họ thường xuyên ghé thăm. Đó có thể là một cuộc gọi điện thoại hoặc một tín hiệu, như mở rèm, điều này sẽ cho ai đó biết rằng người thân của quý vị vẫn ổn.
Hệ Thống Ứng Phó Với Trường Hợp Khẩn Cấp
Có một vài hệ thống ứng phó với trường hợp khẩn cấp trong cả nước. Quý vị có thể tìm hiểu những hệ thống nào có trong khu vực của mình thông qua Cơ Quan Khu Vực về Người Cao Niên hoặc trung tâm người cao niên địa phương.
Những hệ thống này cho phép quý vị nhấn một nút mà quý vị đeo ở dạng vòng cổ hoặc vòng tay để gọi trợ giúp. Một số hệ thống cũng có tính năng phát hiện té ngã, ở đó chúng tự động liên hệ bằng cuộc gọi điện thoại nếu người đeo bị té ngã và không thể tự nhấn nút.
Những hệ thống này rất ích lợi đối với người mà quý vị chăm sóc, nhưng quý vị cũng nên cân nhắc xem liệu quý vị có cần một hệ thống như vậy cho chính mình không. Là người chăm sóc, nếu quý vị bị té ngã hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn khác, một thiết bị như vậy sẽ cho phép quý vị gọi trợ giúp cũng như yêu cầu hỗ trợ cho bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị.
Lập kế hoạch dài hạn chu toàn
Để chuẩn bị cho những điều khó khăn bất ngờ có thể xảy đến, việc cần thiết là phải cân nhắc tới tất cả các loại nhu cầu và dịch vụ chăm sóc – bao gồm sức khỏe, pháp lý và tài chính.
- Quý vị đã hoàn thành các biểu mẫu cần thiết cho người nào đó để họ chăm sóc cho bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị nếu quý vị bị mất khả năng chưa?
- Quý vị đã hoàn thành giấy tờ pháp lý cho việc chăm sóc của chính quý vị chưa?
- Ai có thể đăng nhập vào tài khoản thanh toán của quý vị? Ai có thể đăng nhập vào tài khoản của bạn bè hoặc thành viên gia đình của quý vị?
- Nếu quý vị hoặc người quý vị chăm sóc bị mất khả năng, ai có giấy ủy quyền về vấn đề tài chính hoặc sức khỏe? Bản thông tin này, “Kế hoạch pháp lý cho người mất khả năng làm việc” (https://www.caregiver.org/vi/resource/ke-hoach-phap-ly-cho-nguoi-mat-kha-nang-lam-viec-legal-planning-incapacity-vietnamese/), sẽ giúp ích.
Trong trường hợp khẩn cấp (In Case of Emergency, ICE)
Nếu quý vị có điện thoại di động, có lẽ quý vị đã đưa Trong Trường Hợp Khẩn Cấp (In Case of Emergency, ICE) vào danh sách liên lạc của mình. Nhưng có một chỗ khác để thông tin này là ở trong ví, cùng với bằng lái xe của quý vị. Trên đó nên ghi là: ”I am a caregiver to someone incapacitated. If something happens to me, please look in on them and contact ____________, who will know how to help them.” (Tôi là người chăm sóc cho người không có khả năng. Nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, làm ơn hãy quan tâm tới họ và liên lạc với ____________, người đó sẽ biết cho biết thêm thông tin và phương cách giúp họ.)
Tài Nguyên Bổ Sung
Family Caregiver Alliance (Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình)
National Center on Caregiving (Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia)
(415) 434-3388 | (800) 445-8106
Trang Web: www.caregiver.org or www.caregiver.org/vietnamese
Email: info@caregiver.org
FCA CareNav: https://fca.cacrc.org/login
Caregiver Services by State (Dịch Vụ Người Chăm Sóc theo Tiểu Bang):
https://www.caregiver.org/connecting-caregivers/services-by-state/ (chỉ bằng tiếng Anh)
Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình (FCA) mong muốn nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người chăm sóc thông qua giáo dục, dịch vụ, nghiên cứu và vận động ủng hộ. Thông qua Trung Tâm Chăm Sóc Quốc Gia, FCA cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, chính sách công và những vấn đề về chăm sóc hiện tại, đồng thời hỗ trợ phát triển các chương trình công và tư dành cho người chăm sóc. Đối với những cư dân ở Khu Vực Vịnh San Francisco mở rộng, FCA cung cấp các dịch vụ hỗ trợ gia đình trực tiếp cho những người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, đột quỵ, Hội Chứng Xơ Cứng Teo Cơ Một Bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis, ALS), chấn thương đầu, Parkinson và mắc các chứng rối loạn não suy nhược khác gây tổn thương cho người trưởng thành.
Các Tổ Chức và Liên Kết Khác
National Eldercare Locator (Công Cụ Tìm Kiếm Cơ Sở Chăm Sóc Người Cao Niên Quốc Gia)
https://www.eldercare.acl.gov
Caregiver Action Network (Mạng Lưới Hành Động của Người Chăm Sóc)
https://www.caregiveraction.org/
American Association of Retired Persons (AARP) (Hiệp Hội Người Về Hưu Hoa Kỳ)
https://www.aarp.org
Area Agency on Aging (Cơ Quan Khu Vực về Người Cao Niên)
http://eldercare.acl.gov
Thông tin này được viết bởi Donna Schempp, LCSW và được Trish Doherty chỉnh sửa cho dễ đọc (http://trishdoherty.net). Thông tin được xem xét và phê duyệt bởi Liên Hiệp Người Chăm Sóc Gia Đình. ©2022 Family Caregiver Alliance. Bảo lưu mọi quyền.